2Hi.Biz
Trang chủ | TWIG | Xtscript | Templates | Xtgem
Sáo buồn sáo phải sang sông | Blog Yêu | Giải trí - Tổng hợp - 2Hi.Biz
▼ Sáo buồn sáo phải sang sông
* Admin
- Cấp bậc: admin
25-03-2014
Mỗi khi trời nổi giông bầu trời thật khoáng đạt, tôi thích cái cảm giác được gió thổi tung vào mái tóc, thích nhìn những chiếc lá bay xào xạc và thích được chạy đua với gió cùng cánh diều chao đảo trên tay.

Tôi thích giông vì giông mạnh mẽ và quyết liệt chứ không yếu đuối hay buồn bã như mưa. Và tôi đặc biệt ghét ăn kem vì kem không chỉ làm cho người ta lạnh môi mà còn lạnh cả lòng.

Ngoài trời vẫn tối om mưa xối xả không ngớt, mưa làm cho toàn thân tôi lạnh toát và run bắn. Mặc kệ, tôi lao ra đường cái rồi chạy thẳng xuống sân kho cuối làng - nơi tôi đã cùng anh chăn trâu, thả diều và đập châu chấu đem về rang với nước cà muối cho đến lúc ăn giòn tan trong miệng. Tôi chạy thật nhanh để những hạt mưa vô tình tạt thẳng vào mặt làm cho hai mắt cay xè, mặc cho cái lạnh ngấm đẫm vào tim. Tôi hét lên trong mưa: “Em phải đi lấy chồng! Anh có tiếc không anh?”.





Tôi thật ngốc, dù có hét đến vỡ cổ họng thì anh cũng không thể nào nghe thấy, đã không nghe thấy thì làm sao anh biết được tôi phải đi lấy chồng mà hỏi “có tiếc không?”. Tôi cứ đi trong mơ hồ lơ đễnh, đi mãi, đi mãi qua khu nghĩa địa của thôn rồi thẳng tiến ra phía “đồng không mông quạnh” như để tìm lại bóng hình ai kia đang mờ tỏ. Mưa đã tạnh dần và lạ lùng chưa, những tia nắng ban mai yếu ớt đã hắt những giọt đầu tiên xuống trái đất và tôi phải quay về để kịp giờ người ta đến đón dâu.

Cuối cùng anh cũng quay về nhưng là chậm hơn 10 năm so với lời hẹn cũ: “Hè năm sau anh sẽ lại về. Tiếc thật, kem Tràng Tiền ngon tuyệt nhưng nếu đem về cho em thì nó sẽ bị tan ra và không còn mát nữa. Đợi khi nào em thi đỗ đại học, lên Hà Nội anh sẽ cùng em ngắm sen Hồ Tây và ăn kem để cho em được tận hưởng hết vị ngọt ngào và mát lạnh của nó”. Giờ đây, trông anh thật phong độ, đàng hoàng còn tôi đã “một nách ba đứa con” vì phải đẻ cố lấy một “thằng chống gậy” để kể công với nhà chồng nên không còn đủ tự tin gặp anh. Nhưng anh vẫn nhất định tìm gặp tôi cho bằng được.

Anh muốn xin tôi một ngày, chỉ một ngày thôi để giúp anh tìm lại kỷ niệm xưa nhưng đó là điều không thể vì thời gian qua đi chỉ để lại cho tôi sự tàn phai nhan sắc và cái lồng vô hình trói buộc bởi những hủ tục sau lũy tre làng. Ngày ấy. Tạm biệt tôi, anh mang theo lời hẹn cũ đi du học “một mạch” đến khi trở thành tiến sĩ anh mới trở về. Còn tôi chật vật mãi hai năm không thi vào được cấp 3 nên đành chịu chung số phận “làm thiếu phụ trước khi thành thiếu nữ” giống các bạn cùng trang lứa để bố mẹ không bị xấu hổ với xóm làng vì quê tôi 20 tuổi đã coi là bị ế.

Thuở ấy, anh chỉ là một chàng trai mới lớn còn tôi vẫn lơ ngơ như nghé lạc bầy. Năm nào anh cũng được bố mẹ cho về quê nghỉ hè dãi nắng “cho đỡ trắng nhễ trắng nhại” và không hiểu từ lúc nào tôi thường thẫn thờ đợi phượng nở và mong  sớm được gặp anh. Vì là con trai thành phố lại là con út không phải làm gì bao giờ nên đụng đến việc gì ở nông thôn cũng hỏng nhưng được cái chơi đàn ghi ta rất hay.

Bà ngoại anh bảo: “Khổ thằng bé, nó bị nuôi nhốt không khác gì gà công nghiệp”. Nhà bà ngoại anh cách nhà tôi một bức tường cao ngang đầu gối, chỉ cần ngồi bên bậc cửa cũng nhìn thấy rõ mặt nhau. Hàng xóm ai cũng bảo: “Con bé này càng lớn càng xinh, không khéo học hết lớp 9 lại phải đi lấy chồng thì khổ”. Cũng bởi tôi “dễ nhìn” nên mới học hết lớp 8 đã có “vô khối” anh làng trên xóm dưới nhòm ngó nhưng tôi vẫn “cửa đóng then cài” để đợi chờ một bóng hình ai trong nhung nhớ. Dường như anh cũng thích tôi nên biết luôn có người ngóng đợi, chỉ cần kết thúc năm học anh thu xếp về ngay. Anh theo bà đi gặt, nhìn thấy đỉa bơi từng đàn anh ngạc nhiên hỏi: “Bà ơi, sao cá kiểu gì mà không giống cá cảnh người ta nuôi trong bể kính ở thành phố thế”.

Khi bị nó bám vào chân anh đã nhảy phóc lên lưng bà bắt cõng vào bờ. Tôi đã dạy anh lấy que tre bọc vôi trộn tro bếp vào đầu để trị đỉa hay lấy nước bọt bôi vào nó cũng tự lăn ra. Mặt anh bỗng biến sắc: “Mới nhìn thấy nó thẳng tiến về phía mình anh đã không thở nổi còn nói gì đến việc bắt nó rời xa mình theo cách ly kì ấy”. Đã vài lần anh định nói điều gì đó có vẻ quan trọng với tôi nhưng đều bị tôi bày trò nghịch ngợm lấn lướt, anh chỉ còn biết cười trừ: “Em cứ vô tư như thế đến bao giờ?”. Tôi nháy mắt tinh nghịch: “Đến bao giờ tim lạnh thì thôi”.

Biết anh rất nhát nên tôi chủ động bày trò trêu anh: “9 giờ tối nay anh đến cổng nghĩ địa cuối làng em sẽ cho anh một điều vô cùng bất ngờ”. Mới nghe thấy tôi nói thế mà anh đã cuống cả lên: “Em hẹn anh? Nhưng sao không phải nơi khác mà cứ nhất định phải ra đó”. Tôi ậm ừ: “Vì em muốn bí mật đó chỉ hai chúng ta biết. Ở đó, tất cả mọi người đều im lặng”. Anh đã hô quyết tâm không biết bao nhiêu lần mà đầu gối vẫn cứ nhíu lại, bàn chân không nhấc lên nổi nhưng vì cái điều vẫn còn là bí mật kia đã giúp anh có đủ dũng cảm “xông lên”.

Tôi nấp sau một ngôi mộ lớn tay cầm sẵn đèn pin, vừa nhìn thấy anh tôi nháy đèn lập loè không ngờ pin sắp hết nên đỏ quạch khiến anh nghĩ “ma” đang trêu mình thế là cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng đến ngã lăn cả xuống mương cạnh đó. Nghe tiếng tôi cười phá lên anh mới định thần lại nhưng quần áo đã ướt sũng và lấm bết bùn. Lần đầu tiên tôi run bắn không phải vì lạnh mà bởi được ôm chặt trong vòng tay anh đến khi cả hai đứa cùng ướt như chuột lột.

Thế rồi chúng tôi hẹn hò nhau trên triền đê lộng gió bên sông Đáy thơ mộng nhưng đâu phải chỉ cần có hai người yêu nhau thì mọi thứ xung quanh đều là thơ, là nhạc. Trai làng thấy chúng tôi bên nhau thì bực tức và quyết “dạy” cho anh biết lệ làng. Họ lén hẹn anh ra cây cầu đá cuối làng rồi cố tình đẩy anh ngã xuống mương. Giọng họ hỉ hả: “Khi nào mày bắt được hai con ốc nhồi, nhớ là đủ một cái một đực thì hãy lên”. Khi tôi biết mà chạy ra thì anh đã ăn một trận đòn coi như là “tình phí”.

Hôm sau tôi dẫn anh ra ao bèo trước nhà giải thích: “Cua đực có yếm nhỏ dưới bụng, cua cái thì yếm của nó to hơn để chứa trứng, ấp ủ và nuôi dưỡng cua con trong đó. Ốc nhồi đực mình thon, đuôi nhọn, miệng sâu còn ốc nhồi cái thì mình tròn, miệng nông và thường to hơn”. Theo hướng tay tôi chỉ, anh lấy rổ xúc được một đôi ốc đang tình tự, anh reo lên sung sướng: “Quả này chắc chắn đủ cả ốc trai và ốc gái”. Nhìn anh phăm phăm thừa thắng xông vào đám bèo cái, tôi gọi giật: “Anh đừng lội vào đám bèo cái ngứa chết đấy”. Ang ngơ ngác hỏi: “Đến bèo mà cũng có đực cái sao em?”. Tôi giải thích cho anh từng loại bèo: bèo tây, bèo cái, bèo hoa dâu (bèo tấm) … đến lượt anh cười như nắc nẻ: “Loài nào giống cái cũng gây ngứa và đáng sợ khi chạm vào nhưng không hiểu tại sao giống đực vẫn cứ thích dính chặt vào để rồi chịu thương tích đầy mình. Trời ơi! Muốn làm rể quê sao khó thế?”.
Yên Chi
▲ Tổng số: 1
- Share:
BBCode:

Link:
Online: Guests: 1

Từ khóa: buồn , buồn , sang , Sáo , sông